Khi trẻ ho, sổ mũi cần xử lý sao cho đúng, tránh biến chứng

Thời điểm giao mùa, nhất là thu qua đông. Thời tiết thay đổi thất thường nắng, mưa thay đổi liên tục, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn khiến cơ thể không kịp thích nghi kịp. Kèm theo đó là những cơn mưa lớn kéo dài, thời tiết lạnh, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus, vi khuẩn, nấm mốc… gây bệnh về đường hô hấp.

Như bạn cũng biết, mũi là “cửa ngõ” của đường hô hấp. Đây là cơ quan đảm nhận nhiệm vụ quan trọng đưa không khí sạch, ấm và ẩm vào phổi. Khi không khí đi vào mũi, chất nhầy trong mũi được ví như một chất bôi trơn hoặc một tấm lưới lỏng bao gồm các màng nhầy nhạy cảm đóng vai trò trong việc cản trở bụi bẩn bên ngoài tấn công bằng cách đẩy lùi chúng quay trở ra cùng với nước mũi.

Mùa đông, trẻ rất hay bị ho, sổ mũi, viêm đường hô hấp trên.
Mùa đông, trẻ rất hay bị ho, sổ mũi, viêm đường hô hấp trên.

Nhưng trong thời tiết lạnh, ẩm thấp tần suất hoạt động của mũi quá nhiều khiến niêm mạc mũi ít nhiều bị tổn thương. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, chức năng “hàng rào” của niêm mạc mũi chưa hoàn thiện. Mùa đông, chất nhầy khô và dính từ đó tạo ra các vết nứt gây cản trở cho cơ chế phòng vệ của mũi. Mở đường cho các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi. Các yếu tố thường xâm nhập trực tiếp và đầu tiên là vào đường hô hấp tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây các viêm nhiễm ở vùng mũi, họng, phế quản, phổi của trẻ. Đây chính là lý do vì sao trẻ sơ sinh thường mắc bệnh đường hô hấp trên với triệu chứng điển hình là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và ho, khò khè có đờm…

Ban đầu, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng tiết dịch ở niêm mạc mũi, gây tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi trong, hắt hơi… Những biểu hiện đó không có gì đáng ngại nhưng nếu điều trị không kịp thời thì có tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn: viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản…

Khi trẻ gặp các triệu chứng trên cần được theo dõi sát sao trong 48 tiếng. Lý do là, bệnh có thể chuyển biến rất nhanh, tùy thể trạng của trẻ cũng như mức độ nguy hiểm của các yếu tố bên ngoài tác động (như điều kiện thời tiết, loại virus gây bệnh…).

Thời điểm nào cần điều trị cho trẻ?

Vậy thời điểm nào là tốt nhất để điều trị các triệu chứng sổ mũi, ho… cho trẻ? Theo các chuyên gia, giải pháp đối với tất cả các bệnh, dù trẻ em hay người lớn đều phải được điều trị càng sớm càng tốt. Khi mới chớm bị mà ta điều trị sớm thì hiệu quả càng cao, nhanh khỏi mà an toàn, không gây biến chứng. 

Với một số bệnh như viêm mũi, viêm họng… người khỏe, người đã trưởng thành, khi bị virus, vi khuẩn xâm nhập hoặc thời tiết thay đổi thì cơ thể tự chống đỡ được do các hệ thống thần kinh trung ương, hệ miễn dịch, hệ nội tiết… tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường, tiêu diệt vi khuẩn mà không cần hỗ trợ bằng bất kỳ phương pháp nào. 

Đối với trẻ em, bệnh cũng có thể tự khỏi nhưng cũng có thể diễn biến nhanh do hệ thống miễn dịch tự bảo vệ của trẻ còn yếu. Từ vài tiếng ho húng hắng ban đầu có thể dẫn đến viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi… thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của trẻ, hệ miễn dịch của bé cũng bị ảnh hưởng.

Cách xử trí đúng khi trẻ bị sổ mũi, ho

Trẻ bị ho khi nào cần điều trị?
Trẻ bị ho khi nào cần điều trị?

Theo các chuyên gia nhi khoa, trị sớm cảm ho, sổ mũi khi mới chớm là cần thiết. Nhưng các bậc phụ huynh tuyệt đối không “chặn” bệnh bằng cách tự ý mua thuốc ho, kháng sinh về cho con dùng. Việc dùng thuốc kháng sinh nhiều và thường xuyên cho trẻ là không tốt, có ảnh hưởng đến cơ thể trẻ, gây ra nhiều tác dụng phụ.

Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh không đúng mục đích như dùng kháng sinh điều trị bệnh thông thường do virus, sử dụng kháng sinh dưới liều khuyến cáo, không đủ thời gian… sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, mà còn làm tăng sức công phá của vi khuẩn với cơ thể trẻ, gây ra những chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Việc điều trị sau này sẽ gặp khó khăn, đồng thời gây tốn kém về mặt thời gian và kinh tế cho gia đình trong việc điều trị bệnh sau này.

Cách tốt nhất trong điều trị các triệu chứng như sổ mũi, ho… ở trẻ em là phải kết hợp giữa các bài thuốc dân gian với cải tạo môi trường sống cho trẻ.

Sử dụng các bài thuốc dân gian được nhiều người sử dụng bới đây là biện pháp an toàn, đơn giản, dễ thực hiện. Những cây thuốc trong bài thuốc chứa những kháng sinh tự nhiên nên rất hiệu quả cho bé.

Dùng lá hẹ hấp mật ong (dùng cho bé trên 1 tuổi)

Cách làm: 100g lá hẹ tươi, cắt khúc, đổ mật ong sao cho ngập hết lá hẹ rồi đem hấp cách thủy khoảng 30 phút. Sau đó chắt lấy nước cốt vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho bé dùng.

Cách dùng: Cho bé uống 2-3 thìa cafe/lần, ngày 3 lần. Nếu bé có thể ăn được cả lá hẹ, bạn cũng có thể cho bé dùng luôn để nhanh có kết quả hơn.

Lá hẹ với chanh và nghệ tươi

Cách làm: 10g lá hẹ, 1 quả chanh tươi cùng, 20g củ nghệ. Chanh tươi thái thành nhiều lát mỏng, hẹ cắt khúc ngắn, nghệ nướng chín, cạo vỏ rồi giã nát. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào bát và thêm vào 4 muỗng nước lọc rồi hấp cách thủy 15 – 20 phút. Sau đó chắt lấy nước cốt vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho bé dùng.

Cách dùng: Cho bé uống 2 thìa cafe/lần, ngày 3 lần sau các bữa ăn chính khoảng 15 phút.

Chanh và mật ong (dùng cho bé trên 1 tuổi)

Cách làm: Dùng 1/2 quả chanh vắt lấy nước sau đó đem pha với 100ml nước ấm và 2 thìa mật ong.

Cách dùng: Cho bé uống hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày.

Cây tần dày lá

Cách làm: Giã nát 20g lá tần dày rồi quậy chung với một ít nước ấm. Lọc lấy nước để cho bé dùng.

Cách dùng: Cho bé uống ngày 2 lần.

Cây tần dày và đường phèn

Cách làm: 20g cây tần dày lá và 20g đường phèn. Cây tần dày đem thái nhỏ hoặc giã dập rồi đổ đường phèn vào và hấp cách thủy 15 phút. Sau đó chắt nước để cho bé dùng.

Cách dùng: Cho bé uống ngày 3-4 lần, dùng hết trong ngày.

Ngoài cho bé dùng các bài thuốc dân gian, các bậc phụ huynh cần phải chú ý những điều sau:

Chế độ dinh dưỡng

Khi bé ốm, chế độ dinh dưỡng cho bé rất quan trọng, phải cung cấp đủ dưỡng chất hàng ngày cho bé, đủ 4 nhóm chất, tăng cường rau xanh, trái cây. Trẻ cần được ăn thực phẩm mềm và dễ nuốt.

Nghỉ ngơi hợp lý

Bố mẹ nên tạo cho trẻ thói quen đi ngủ sớm và đủ giấc, hướng dẫn vệ sinh thân thể mỗi ngày. Trẻ bị ốm có thể cho tắm với nước gừng ấm do hơi nước gừng giúp giảm nghẹt mũi và làm ấm cơ thể. 

Giữ ấm cơ thể

Thời tiết lạnh, bé chưa biết bảo rét lạnh vì thế bố mẹ nên cho bé mặc quần áo phù hợp với thời tiết, nhiệt độ từng thời điểm trong ngày. Chú ý nhất là thời điểm vào ban đêm và sáng sớm nhiệt độ xuống thấp. Các bậc phụ huynh cũng tuyệt đối không được ủ quá ấm bởi đối với trẻ, thân nhiệt thường cao hơn người lớn nên nếu ủ quá ấm dễ phát ban, nổi mẩn đỏ, nhiệt không thoát ra được, mồ hôi thấm ngược lại gây cảm lạnh.

Không gian sống sạch sẽ, thoáng

Vệ sinh không gian phòng sạch sẽ, thoáng mát. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh như: bụi bẩn, nấm men…  

Tiêm phòng đầy đủ

Thời điểm tháng 10 hoặc tháng 11 cũng là lúc bố mẹ cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ mũi cúm mùa để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại bệnh. 

LIÊN HỆ VỚI TBIG ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ



    0386 875 286